Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2013

Ong hút mật như thế nào?

Từ mùa xuân sang hạ đến mùa thu, nhất là xuân và hạ là 2 mùa trăm hoa đua nở là thời điểm tốt nhất để ong đi hút mật. Thông thường loài ong có hai cái dạ dày - một chiếc dùng để dựng mật hoa và một chiếc dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày dùng để đựng mật hoa có thể chứa tới gần 70mg và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một con ong. Trong tình trạng bình thường, một ngày một con ong thợ phải ra ngoài lấy mật hơn 40 lần, mỗi lần hút 100 bông hoa, nhưng mật hoa hút được chỉ có thể gây được 0,5 g mật ong. Nếu muốn gây 1.000 g mật ong và khoảng cách giữa buồng ong và nguồn mật là 1.500 m, gần như phải bay một quãng đường 120.000 m. Mỗi khi hút đầy mật trong dạ dày, ong bay trở về tổ để chuyển lượng mật đó cho những con ong thợ khác.




Những con ong này sẽ hút mật từ con ong thợ mang về, sau đó chúng sẽ ngậm mật hoa đó trong vòng nửa tiếng vừa đủ thời gian cho những enzim chuyển hóa những loại đường phức tạp thành loại đường đơn giản hơn, đồng thời cũng làm giảm khả năng nhiễm khuẩn. Chúng liên tục hút vào nhả ra trong tổ để tạo mật. Phải tiến hành khoảng thời gian từ 100 - 240 lần. Những con ong thợ sau đó sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà nơi đó nước trong mật hoa sẽ bị cô đặc lại và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc. Để làm mật hoa khô, ong phải dùng những chiếc cánh của chúng để quạt liên tục. Khi mật đã đặc lại, chúng đóng những cái ngăn đó bằng sáp và để dự trữ ăn dần... 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét