Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Kiến thức chung về đời sống sinh học của loài ong.

Chúng ta đã biết được một số công dụng và các thành phần cơ bản của mật ong, phấn hoa và sữa ong chúa rồi, hôm nay Trung Nguyên sẽ cùng các bạn tìm hiểu đời sống sinh học của một tổ ong là như thế nào nhé. Qua bài viết này các bạn sẽ càng yêu loài côn trùng được gọi là " dược sĩ có cánh" này hơn đấy.

Ong là những côn trùng có đời sống xã hội, ong thường sống thành đàn lớn. Mỗi tổ ong gồm 1 ong chúa, vài trăm ong đực, và vài chục ngàn ong thợ.

1. Ong chúa.

Dài gần gấp hai và nặng gấp 2,8 lần ong thợ. Chúng có nhiệm vụ là tái tạo nòi giống, mỗi ngày ong chúa đẻ trứng đã giao phối vào các lỗ cầu ong, từ 1000 - 2000 có thể hơn nữa tuỳ theo thành phần của thức ăn và kích thước của lỗ cầu ong bằng sáp, từ các trứng đó sẽ nở ra ong thợ hay ong chúa. Ngoài ra ong chúa còn đẻ ra những trứng không giao phối, từ những trứng này chỉ nở ra ong đực.

Hình ảnh về con ong chúa

 Trong một số điều kiện ( như ong chúa chết và không có nhộng để ong nuôi thành ong chúa mới và thiếu nhộng) thì ong thợ cũng đẻ trứng vào lỗ cầu ong và từ những trứng này sẽ nở ra ong đực. Trong đời một ong thợ chỉ có thể đẻ được khoảng 28 trứng.
   Bị mất chúa đàn ong hàng vạn con sẽ không yên, ong kêu vù vù và lo sợ chạy khắp tổ. Ong không thể sống thiếu chúa lâu ngày được, khi ấy ong chọn một hay vài trứng đẻ được ba hay bốn ngày để nuôi thành chúa mới. Khi ấu trùng nở sẽ được được nuôi bằng thứ sữa đặc biệt. Ấu trùng lớn lên trong mũ chúa bằng sáp hình thành dạ dày, sau 16 ngày thì nở ra ong chúa. Một đàn ong không có chúa sẽ bị diệt vong vì khi ấy trong tổ lúc nào cũng sẽ chỉ tăng số lượng ong đực.
   Ong chúa có ngòi để đặt trứng và là cơ quan tự vệ. Ong chúa không đốt người bao giờ các bạn ạ, ngay cả khi con người làm nó rất đau ( chẳng hạn người nuôi ong cắt cánh nó ), nó cũng không có ý đưa ngòi ra. Nhưng một khi gặp một con ong chúa đối thủ, thì chúng lập tức phẩn nộ và sử dụng đến ngòi của mình.
   Ong chúa sống 5-6 năm, nhưng khả năng sinh đẻ giảm theo tuổi, vì vậy cứ 1-2 mùa hè nên thay chúa.
   Giáo sư Remy Chauvin có kể rằng những con ong thợ vẫn tiếp tục để tâm đến ong chúa, ngay cả khi con này đã chết, ông còn chứng minh được ong chúa có thể tiết ra 1 chất để kìm hãm sự phát triển buồng trứng của ong thợ.

2. Ong đực.

Nhiệm vụ độc nhất của ong mật là giao phối với ong chúa, ong đực chẳng làm việc gì, chỉ có đi chơi khi nào đẹp trời. Chúng bay đuổi theo các ong chúa non để giao phối, mắt chúng rất tinh các bạn à, điều này giúp chúng tán tỉnh những em ong chúa dễ dàng hơn. ( Mình thấy mấy chú ong đực này hao hao giống cánh đàn ông chúng mình đấy, nên các chị em phải rất là cẩn thận nhé. Hì! ).
   Từ trứng phát triển thành ong đực, trung bình phải mất 24 ngày. Cơ quan sinh dục của ong đực ( bao gồm 2 tinh hoàn, hai ống dẫn tinh dẫn đến các túi tinh dịch, hai hạch phụ, một ống phóng tinh và một dương vật ) rất phát triển. Các tinh trùng của ong đực trưởng thành từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 sau khi ong nở. Trong tinh hoàn của ong đực tạo ra từ 10 đến 200 triệu tinh trùng.

Ong đực

Ở chân ong đực không có những chiếc "giỏ" để đi lấy hoa, các cơ quan ở miệng lại không thích nghi với việc thu mật hoa, vì vậy chúng không tự kiếm ăn được mà phải nhờ hoàn toàn vào ong thợ.

3. Ong thợ.

Ong thợ dành cả cuộc đời ngắn ngủi ( từ 30-35 ngày) cho công việc, những ong non mới nở được 3-4 ngày đã đảm đương việc nuôi ấu trùng các bạn ạ. Trong vòng 6 ngày nuôi dưỡng những chú ong tương lai đó, ong thợ tới thăm ấu trùng gần 8000 lần. Ong chúa sau khi giao phối không ra khỏi tổ nữa mà được đàn ong thợ chăm sóc rất chu đáo. Ong thợ rửa mặt, chải lông, hót phân đổ ra ngoài tổ cho chúa và nuôi chúa bằng một thứ sữa giàu calo và có dinh dưỡng rất cao.

Ong thợ 

Ong thợ rời tổ để đi trinh sát tìm nguồn mật hoa, phấn hoa và nước. Ngoài ra ong thợ còn là những thợ xây dựng hàng đầu các bạn ạ, vì chúng có thể xây dựng các cầu ong ngay cả trong bóng tối đấy nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét